Mục tiêu đào tạo của nghề Chăn nuôi thú y trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người học có trình độ Trung cấp nghề Chăn nuôi – Thú y, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăn nuôi – thú y.

Chương trình đào tạo bao gồm những nội dung cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp sản phẩm có giá trị và an toàn cho xã hội, phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững đồng thời có những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

Sau khi tốt nghiệp người học có đủ năng lực thích ứng với công việc thực tế, có thể làm ở các cơ sở chăn nuôi, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; các trại, công ty sản xuất con giống gia súc, gia cầm; các cơ sở, hợp tác xã, công ty, trang trại, hộ gia đình chăn nuôi; các trạm, trại, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; các cửa hàng dịch vụ thú y, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể kiến thức, kỹ năng chuyên môn

1.2.1. Về kiến thức

– Trình bày được các đặc điểm sinh lý, sinh hóa, đặc điểm giải phẫu vật nuôi;

– Trình bày được đặc điểm các giống vật nuôi và các phương pháp lai giống;

– Trình bày được nguồn gốc, vai trò dinh dưỡng của các loại thức ăn chăn nuôi

– Trình bày được tính chất, tác dụng và ứng dụng điều trị của các loại thuốc thú y, vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y;

– Trình bày được các cách sử dụng: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

– Trình bày được các ứng dụng về công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

– Mô tả được các phương pháp huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch, pha chế, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch;

– Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;

– Trình bày được phương pháp trợ sản cho gia súc đẻ và các biện pháp can thiệp khi gia súc đẻ khó.

– Mô tả được các phương pháp huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng.

– Trình bày được các bước công việc trong chẩn đoán lâm sàng, tiên lượng tình trạng bệnh cho vật nuôi.

– Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh thường gặp trên vật nuôi, phân tích được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

– Trình bày được các bước lập kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn và sản phẩm chăn nuôi.

– Trình bày được các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y.

– Trình bày các biện pháp an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thú y.

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Về kỹ năng

– Áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y;

–  Vận dụng kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm.

– Sử dụng được các dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

– Lựa chọn được các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với đối tượng vật nuôi.

– Thực hiện huấn luyện đực giống và khai thác, đánh giá, bảo quản tinh dịch đúng kỹ thuật.

– Lựa chọn được con giống đạt tiêu chuẩn và thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc các loại vật nuôi đúngquy trình

– Thực hiện được việc huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng.

– Thực hiện chẩn đoán và lập được phác đồ điều trị và thực hiện điều trị các bệnh: nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm cho vật nuôi;

– Tổ chức và thực hiện được kinh doanh con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo đúng pháp luật của nhà nước;

– Sử dụng được các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

– Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;

– Thể hiện tinh thần khởi nghiệp, học tập suốt đời vào việc phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng được các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Thực hiện sản xuất thuốc thú y

– Chế biến thức ăn chăn nuôi

– Sản xuất con giống

– Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

– Truyền tinh nhân tạo

– Ấp trứng nhân tạo

– Chẩn đoán bệnh cho vật nuôi

– Phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi

– Kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi